Nét văn hóa giữa lòng thủ đô Seoul

Với ngành công nghiệp giải trí cực kỳ phát triển, làn sóng Hallyu lan tỏa khắp thế giới đã góp phần thúc đẩy quảng cáo hình ảnh, văn hóa và con người Hàn Quốc đến khắp mọi nơi. Chính vì vậy mà dân du lịch ai cũng muốn một lần đến trải nghiệm cái không gian văn hóa truyền thống đặc thù này. Đây là chia sẻ của mình về 2 cung điện lớn nhất của Seoul mình đã đi cùng với làng cổ Hanok Bukchon. Mình rất thích cách mà Seoul lưu giữ nét văn hóa truyền thống của mình, bên cạnh các tòa nhà cao tầng chọc trời hiện đại hay các trung tâm mua sấm tấp nập sầm uất thì vẫn có những không gian văn hóa bình lặng lọt thỏm trong sự hối hả của cuộc sống siêu đô thị này.

  • Cảnh Phúc Cung – Gyeongbokgung: Cung điện lớn nhất và nổi tiếng nhất nằm trong hệ thống Ngũ Cung của Seoul. Nếu đến đúng các khung giờ thì các bạn sẽ được xem các nghi lễ diễu binh của ngự lâm quân diễn ra ở Cảnh Phúc Cung để tái hiện lại phần nào sự háo nhoáng huy hoàng của các triều đại vua chúa phong kiến xưa kia. Nghi lễ đổi gác ở cung điện được diễn ra từ 10h sáng diễn ra trong 15p, cứ 1 giờ sẽ thực hiện 1 lần, phiên đổi gác cuối là lúc 3 giờ chiều. Trong đây có nơi ngủ của vua, hoàng hậu, ngự thư phòng, yến tiệc…
    Cung sẽ đóng cửa vào thứ ba hàng tuần. Giá vé là 3.000krw – 60k.
    Di chuyển:
    Gyeongbokgung Station Line 3 – Exit 5.
    Anguk Station Line 3 – Exit 1.

unnamed (4)unnamed (3)

Processed with VSCO with a8 preset
Các góc của Cảnh Phúc Cung
  • Xương Đức cung – Changdeokgung: Cung điện lớn thứ hai sau Cảnh Phúc Cung và cách Cảnh Phúc Cung không xa. Khi Cảnh Phúc Cung bị cháy thì triều đình Hàn dời về đây cho nên nó đóng vai trò quan trọng không thua kém gì so với Cảnh Phúc Cung. Nơi đây gồm 2 phần để tham quan là bên trong cung và Bí Uyển ( Biwon/ Secret Garden). Giá vé tham quan Xương Đức Cung là 3.000krw – 60k không bao gồm Bí Uyển.
    Bí Uyển là nơi mình nghĩ thú vị nhất tại các cung điện Hàn, nơi đây có mang đậm kiến trúc vườn truyền thống của Hàn. Nếu ai từng xem K-drama Kingdom trên Netflix thì sẽ nhận ra nơi đây được dùng để làm bối cảnh quay phim. Nếu đi đúng dịp mùa thu thì chắc chắn đẹp kinh khủng. Để vào Bí Uyển bạn phải tham dự tour chứ ko thể tự mua vé rồi vào. Tức là bạn phải mua vé vào Xương Đức Cung xong rồi mua vé tour tham quan Bí Uyển nữa.
    Tour tham quan Bí Uyển sẽ diễn ra trong vòng 90 phút, có HDV hướng dẫn giới thiệu thông tin về Bí Uyển.
    HDV tiếng Anh có ở các khung giờ: 10:30, 11:30, 14:30 / tháng 2 – 11: 15:30. Ngoài ra còn có tiếng Trung và Nhật ở các khung giờ khác. Mỗi một khung giờ chỉ bán 100 vé, trong đó 50 vé bán trước qua mạng, 50 vé bán trực tiếp, theo hình thức first come first served– ai đến trước mua trước cho đến khi hết vé. Mọi người có thể đặt vé trước qua trang này: https://ticket.uforus.co.kr/web/main?shopEncode. Chỉ có thể đặt trước ngày đi 6 ngày, mình thấy vé cũng hết rất nhanh nên đúng trước ngày đi 6 ngày thì nên đặt. Giá vé tour tham quan Bí Uyển là 5.000krw – 100k.
    Di chuyển:
    Anguk Station Line 3 – Exit 3.  Đi thẳng từ cửa theo bảng chỉ dẫn khoảng 5 phút đi bộ là đến.

unnamed (1)3564280-jane-fonda-et-naomi-cambell-defile-de-950x0-2unnamed

  • Làng cổ Hanok Bukchon là một khu phố cổ mang nét trầm mặt của thời gian nằm lọt thỏm giữa lòng thủ đô Seoul hiện đại hối hả. Làng Hanok ở Bukchon là một làng nghề truyền thống Hàn Quốc có lịch sử lâu đời nằm giữa Cảnh Phúc Cung, Xương Đức Cung và miếu thờ Thần đạo Jongmyo. Nơi đây có nhiều con hẻm nhỏ len lỏi giữa các ngôi nhà hanok cổ truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn trong suốt 600 năm lịch sử. Hiện nay nó là một nơi ghé thăm không thể thiếu của du khách khi đến Hàn để có thể trải nghiệm được cái cảm giác khung cảnh giống như dưới triều đại Joseon huy hoàng năm xưa. Điểm hạn chế của nơi này là rất đông khách du lịch đến đây để chụp ảnh cho nên rất khó để có một góc đẹp của riêng mình. Tuy nhiên, mặc dù rất đông khách du lịch nhưng không khí ở đây rất yên tĩnh, không hề ồn ào vì chính quyền nơi đây có thuê người cầm những tấm bảng yêu cầu khách du lịch giữ yên lặng và trật tự khi tham quan nơi này. Vì mình đi vào buổi chiều sau khi tham quan Cảnh Phúc Cung và đang bận hanbok cho nên đã khá mệt không đi khám phá được hết các con hẻm nhỏ nơi đây. Mà chị chụp vài tấm rồi quay về trả đồ hanbok luôn nên khá là tiếc. Nếu có thời gian thì bạn nên đi sâu vào các con hẻm nhỏ thì cảnh sẽ đẹp và ít người thì mới chụp được nhiều bức ảnh sống ảo đẹp được.
    Di chuyển:
    Anguk Station Line 3 Exit 1 hoặc 2. Đi thẳng khoảng 300m là đến. Hoặc từ Cảnh Phúc Cung bật map lên di chuyển khoảng 15p là đến.

  • Tip của mình khi đi 3 điểm này:
    – Dĩ nhiên khi đến Hàn thì không thể thiếu tiết mục bận cổ phục hanbok và chụp hình sống ảo. Khi khách du lịch bận hanbok đi tham quan Ngũ Cung thì sẽ được miễn phí vé vào cửa các cung điện nơi đây. Mình thuê trang phục ở gần Cảnh Phúc Cung, ở đây đồ khá đa dạng và nhiều.  Tiệm này nằm ở Gyeongbokgung Station Line 3 – Exit 4, vừa ra khỏi ga là thấy liền. Theo như mấy bạn sinh viên Hàn từ Meteor thì nơi đây là một trong những điểm thuê trang phục tốt nhất gần cung. Mình thuê gói 4 tiếng là 19.000krw – 375k cộng thêm cái mũ 3.000krw – 60k. Tổng chi phí là tầm khoảng 430k cho 4 tiếng. Bạn có thể đặt trước qua KKday hoặc Klook 350k cho gói 6 tiếng vào buổi chiều. Nếu mặc habok và tham quan 2 cung thì được miễn 2 vé vào cổng là 120k. Tính ra thuê hanbok cũng không còn quá mắc.
    – Nếu bạn chỉ thuê 4 tiếng thôi và ko muốn đi lại giữa các cung trong trang phục hanbok mà chỉ muốn chụp sống ảo rồi thay ra thì mình khuyên các bạn nên bận hanbok và sống ảo tại Xương Đức Cung hơn là Cảnh Phúc Cung. Vì bên Xương Đức Cung cảnh quan cũng đẹp không thua gì mà vắng khách hơn dễ dàng chụp được bức ảnh đẹp hơn là bên Cảnh Phúc Cung. Còn tham quan Hanok Bukchon thì mình nghĩ ko cần bận hanbok vì di chuyển từ Cảnh Phúc Cung hay Xương Đức Cung đến đây dù ko xa nhưng ko nghĩa là quá gần, đi bộ trong trang phục hanbok khá là nóng và mệt nên tốt nhất là lồng lộn sống ảo ở Xương Đức Cung thay ra trả đồ rồi hãy đi tham quan làng cổ Hanok Bukchon và Cảnh Phúc Cung thì sẽ ổn hơn nếu bạn ngại mệt. Còn nếu muốn sống ảo trọn vẹn và tiết kiệm chi phí tham quan thì thuê gói 6 tiếng của KKday/Klook rồi tham quan cả 3 cái cùng 1 lúc.

 

 

 

 

 

Hàn Quốc: Chuẩn bị gì trước khi vi vu xứ sở kim chi?

* Chuẩn bị gì trước khi đi Hàn Quốc*

  1.  Visa: Mình may mắn làm visa 5 năm nhập cảnh nhiều lần trong giai đoạn mà LSQ vẫn còn áp dụng chính sách visa multiple 5 năm cho công dân VN có hộ khẩu tại đại đô thị như Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Hồ sơ chuẩn bị rất đơn giản, các bạn dễ dàng tìm kiếm trên internet có rất nhiều blog và group hướng dẫn làm visa cực kỳ chi tiết. Nhưng tiếc là từ 18/10 này, ngay hôm mình đang viết bài này thì chính sách này ko áp dụng nữa. Bắt đầu từ ngày này, công dân VN có hộ khẩu đại đô thị thì chỉ được xin visa single (visa nhập cảnh 1 lần) và phải chứng minh công việc (ko cần chứng mình tài chính). Nếu đã đi các nước lớn như Âu, Mỹ, Úc, Hàn,… từ 2 lần trở lên mới được xin visa 5 năm như trước. Chính sách visa mới này đã xiết chặt lại rồi nên ko còn dễ như đợt mình làm nữa, có thể là do tỉ lệ lao động nhập cư trái phép tăng vì chính sách visa quá dễ dàng này.
  2. Adapter: Ở Hàn, ổ cắm điện họ sử dụng là dạng cắm tròn cho nên những ai sạc pin Iphone hoặc dùng dạng đồ sạc hai đầu dẹp sẽ không tương thích. Bạn có thể tìm mua adapter chuyển đổi tại các cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng điện gia dụng, giá tầm từ 70k – 100k. Hoặc như mình ko mang theo adapter  có thể thì dùng sạc của HTC (hoặc các đầu sạc dạng hai đầu tròn khác) cắm dây sạc Iphone để sạc vẫn được như bình thường.
    Universal-EU-South-Korea-Plug-Adapter-Converter.jpg_350x350
  3. Các app mà bạn cần down trước khi đi Hàn là:
    VisitKorea: tổng hợp thông tin các điểm tham quan tại Hàn, giờ mở cửa, cách di chuyển, giá vé… Đây là app được phát triển từ KTO – Tổng cục du lịch Hàn.
    NAVER Map /KakaoMap: đây là hai app thông dụng để search đường tại Hàn nhất. Vì ở Hàn liên quan đến các chi phí chia sẻ thông tin gì đó mà Google Map hoạt động ko tốt bằng hai app trên. Hầu như người Hàn sẽ sử dụng Naver. Mình nghĩ là nên down cả hai vì để search ko ra cái này thì quay qua cái còn lại. Nhiều cái search bằng ký tự latin thì ko ra nhưng cái còn lại thì lại ra. Ngoài ra app còn hỗ trợ gợi ý cách di chuyển đến địa điểm mình muốn cực kỳ hữu ích. Chỉ cần nhập điểm đến thì sẽ gợi ý cách nhanh nhất đến điểm đó bằng MRT, Bus hay MRT kết hợp cùng Bus. App còn cung cấp thông tin là đi bằng tàu line nào, xe bus số mấy, đi bao nhiêu trạm thì xuống, đếm ngược thời gian bao lâu thì tàu/bus tới trạm, xem trước hình ảnh thực tế tại chỗ mình muốn thậm chí chi phí cho từng option mà họ gợi ý. Phải nói là hai app này cực kỳ tiện lợi.
    KakaoMetro: nếu di chuyển bằng MRT nhiều thì ko thể thiếu app này. Chỉ cần search tên trạm rồi chọn from/to thì app sẽ show line mình cần đi, chuyển line ở đâu, giá bao nhiêu, bao lâu thì tàu tới. Và không chỉ các line tại Seoul mà mình còn thể tìm kiếm line ở Busan và các thành phố khác. Hệ thống MRT của Hàn rất phát triển theo như mình đếm thì có khoảng 23 line ở Seoul cho nên nó như một mê hồn trận, tốt nhất là down cái app này về rồi search cách di chuyển từ trạm này sang trạm khác là nhanh chóng và chính xác nhất.
  4. Book các vé tàu di chuyển, khách sạn hoặc vé tham quan trước để được ưu đãi giảm giá hoặc giữ chỗ trước. Đặc biệt đợt vừa rồi đi Hàn, mình có đăng ký với Meteor.
    Meteor: tên đầy đủ Meteor Youth Voluntary Club – là một câu lạc bộ phi lợi nhuận dành cho sinh viên Hàn Quốc làm tour guide dẫn khách nước ngoài đi tham quan tại Seoul – Câu lạc bộ này khá giống với Saigon Free Walking tour của đại học Hoa Sen năm xưa. Các bạn chỉ gần gửi email đăng ký theo link sau: http://www.meteoryouth.org/ . Sau đó họ sẽ gửi email xác nhận và trao đổi thêm về nhu cầu của bạn từ đó gợi ý lịch trình tham quan, ăn uống cũng như dẫn bạn đi để trải nghiệm làm một người Hàn thật thụ ra sao.
  5. Thẻ T-money: các bạn có thể mua thẻ T-money trước ở VN từ KKday hoặc Klook rồi sang đó top-up tiền vào rồi sử dụng. Giá khoảng 60k – 65k / thẻ. Tuy nhiên, nếu các bạn thích sưu tập thẻ tiện ích để làm kỷ niệm thì có thể sang Hàn rồi mua thẻ T-money cũng được, sẽ có nhiều mẫu mã để lựa chọn hơn nhưng dĩ nhiên giá cũng cao hơn chút, tầm 4.000krw ~ 80k.unnamed (2).jpg
  6. Sim card/ thiết bị phát wifi: thay vì mua các gói hoặc sim dung lượng unlimited thì có thể tiết kiệm chi phí mua các gói dung lượng ít từ 3 – 5GB để search đường đi khi không truy cập được wifi. Còn ở Hàn, các tuyến Arex, MRT, KTX, xe bus thậm chí ở các khu phố mua sắm nổi tiếng như Hongdae, Myeongdong, các địa điểm tham quan như Tháp Namsan… đều được phủ sóng wifi và sử dụng khá ổn.

*Cách di chuyển từ sân bay Incheon về trung tâm Seoul*

  • Đi bằng tàu Arex (lúc đi mình sử dụng tàu express train, book trước qua KKday giá khoảng 106k)
    Có 2 loại tàu:
    Express train: Tàu này xuất phát từ Incheon đến ga cuối cùng là Seoul Station. Vì là tàu express nên sẽ ko dừng ở trạm nào cả. Giá là 8.000krw~ 160k.
    All-stop train: Tàu cũng xuất phát từ sân bay Incheon nhưng sẽ dừng các trạm dọc đường. Vì vậy, thời gian sẽ lâu hơn nhưng lợi thế là nếu khách sạn bạn nằm gần station là có thể xuống tại station đó luôn chứ ko cần về Seoul Station như Express train rồi đi tàu tiếp đến khu mình ở. Giá là 4.150krw ~ 80k.
  • Ngoài ra còn có các tuyến bus, taxi, MRT.
    Tuyến bus thì mình ko nghĩ chi phí sẽ rẻ hơn nếu đi bằng Arex mà lại ko thoải mái bằng nữa nhưng lại có thể chủ động về đến thẳng nơi mình ở nếu có các tuyến chạy ngang qua. Ưu điểm là sẽ đỡ vất vả khuân vác hành lý cồng kềnh di chuyển trong station.
    Taxi: ai rủng rỉnh tiền và muốn nhanh gọn lẹ thì chỉ cần leo lên taxi thôi. Nhưng giá thì cũng cao ngất ngưỡng. Mình ko ưu tiên cách này vì dù sao tiền đó đem đi ăn uống thì sướng hơn :))
    MRT: rẻ hơn nhưng sẽ phải thay đổi line và thời gian đi cũng sẽ lâu hơn. Mình ko khuyến khích cách này nếu mang hành lý nhiều.
  • Kinh nghiệm của mình: Vì mình bay chuyến đêm nên đến sân bay Incheon tầm 6h sáng và muốn đánh nhanh rút nhanh để đi tham quan kịp lịch trình đã chuẩn bị cho nên mình chọn tàu Arex express cho nhanh. Tàu sạch, rộng rãi, wifi vù vù, chạy êm nên lên đây có thể nghỉ ngơi một chút. Khuyết điểm là từ chỗ lấy hành lý đến tới chỗ Arex hơi xa một tẹo nhưng gần đó có cái KFC có bán Tokbokki gà sốt chua ngọt khá ngon. Ngoài ra ngay tại cổng có máy đổi vé tàu Arex, bạn phải cọc 500krw và quét mã mà KKday hoặc Klook đã gửi trong email để lấy vé. Bạn phải nhớ giữ vé này lại để khi đến trạm Seoul để lấy lại tiền đã cọc từ máy trả tiền cọc tự động tại đây. Sau khi đến trạm Seoul thì tiếp tục bắt MRT: search tuyết metro qua KakaoMetro rồi di chuyển về đến khách sạn của mình ở thôi.